NẾU NHƯ TIN TỨC TRỞ THÀNH NFT, LIỆU ĐÂY CÓ PHẢI LÀ MỘT “CƠ HỘI” MỚI CHO NGHÀNH TRUYỀN THÔNG

 


Năm 2021 là năm mà NFT nhanh chóng đi đến với công chúng. Vào đầu năm, NFT chỉ là một món đồ sưu tầm thời thượng, và giờ đây nó đã trở thành xu hướng chủ đạo thông qua các cuộc đấu giá cao ngất ngưởng; đến cuối năm này, với sự hỗ trợ của công nghệ và vốn đầu tư, thậm chí là các công ty công nghệ, công ty thời trang và người tiêu dùng nhanh hay riêng một cá nhân cũng đã phát hành NFT cho bản thân, thử nghiệm bằng mọi cách về tính khả thi của nó.

Khi NFT hoàn thành quá trình phát triển từ một khái niệm cao sang và tiến bước trong vô số ứng dụng thấp hơn, được biết rằng các tổ chức thông tin truyền thông là họ không hề muốn bị rỏ rơi. Các phương tiện truyền thông nước ngoài như The New York Times và Associated Press đã bắt đầu triển khai các sản phẩm NFT độc quyền và có xu hướng phát triển trên diện rộng.


NFT phát triển trong xu hướng chủ đạo

Tên đầy đủ của NFT là "Non-Fungible Token" (NFT), theo nghĩa đen, "không thể thay thế" có nghĩa là không thể thay thế và không thể phân chia. Nhiều loại tiền tệ khác nhau mà chúng ta quen thuộc, chẳng hạn như tiền giấy, có thể hoán đổi cho nhau. Ví dụ, nếu bạn tiêu một phần và kiếm được một phần khác, tổng tài sản không thay đổi.

Nhưng NFT thì khác, chúng ta có thể coi NFT như một ghi chú có ghi địa chỉ. Không giống như ghi chú thông thường, địa chỉ này được tạo trên blockchain và chỉ đến một tài sản kỹ thuật số duy nhất. Mọi người có thể theo dõi quyền sở hữu tài sản và hồ sơ giao dịch của họ thông qua địa chỉ này.

Sự phát triển của NFT không thể tách rời với sự hỗ trợ của công nghệ blockchain (chuỗi khối). Vào tháng 8 năm 2015, nền tảng blockchain Ethereum ra đời, tạo nền tảng cở sở cho sự phát triển và vận hành của nghệ thuật NFT.

Vào tháng 6 năm 2017, dự án NFT đầu tiên mang tên "Cryptopunk" chính thức ra đời, và nó nhanh chóng trở thành một biểu tượng thể hiện địa vị trong giới đầu tư và nghệ thuật. Có tổng cộng 10.000 ảnh đại diện trong bộ "Cypherpunk", nếu xem trên điện thoại di động, thì nó cũng chỉ là hình thức ảnh đại diện đơn giản, nhưng không thể phủ định rằng giá giao dịch của nó lại cao ngất ngưởng. Ví dụ, tác phẩm số 7523 trong bộ này đã được bán với giá hơn 11,7 triệu USD.


Năm 2021, tác phẩm NFT của nghệ sĩ Beeple "Every Day: The First 5.000 Days" ra mắt công chúng với giá giao dịch lên đến 69 triệu USD. Đây là một tác phẩm tranh ghép “khổng lồ” được tạo thành bởi 5000 bức tranh khác nhau.

Các cuộc đấu giá “cao ngất ngưỡng” không ngừng diễn ra đã làm mồi nổ cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới đối với nghệ thuật NFT. Căn cứ vào dữ liệu DappRadar có thể thấy được,  doanh số những NFT bán thành công đã tăng trưởng nhanh chóng từ tháng 7 năm 2021, chạm mốc vào tháng 9 và tổng giá trị thị trường trong năm là gần 25 tỷ USD , suy ra kết luận là đã tăng hơn ba trăm lần trong một năm.

Các tổ chức thông tin truyền thông đã tung ra các sản phẩm NFT

"Tin tức là bản thảo của lịch sử" Từ trước đến nay, các nhà truyền thông luôn là người ghi lại lịch sử, và không thể phủ nhận các tổ chức thông tin truyền thông nắm giữ nhiều bản quyền nội dung độc đáo và có lợi thế nhất định trong việc phát hành tác phẩm NFT.

Năm 2021, các phương tiện thông tin truyền thông cũng bắt tay vào việc thử nghiệm làn sóng NFT. Kẻ đầu tiên tham gia vào trò chơi là “The New York Times”. Vào tháng 3 năm 2021, tác giả Kevin Roose của báo "New York Times" đã biến chuyên mục báo của mình thành NFT và bán đấu giá nó với giá cao đắt đỏ là $ 560,000.



Báo tuần "Time" đã "NFT hóa" trang ảnh bìa. Trong đó, bìa của quyển “Thám hiểm vũ trụ thời đại” phát hành vào ngày 19/1/1959 đã giao dịch với khoảng giá là 300.000 USD.

Ngoài việc mô phỏng lại bản giấy, Báo tuần "Time" cũng đã có những nỗ lực trong nghành nghệ thuật mới ví dụ như là NFT. Vào ngày 23 tháng 9 năm 2021, báo này ra mắt một loạt tác phẩm NFT có tên "TIMEPOV", thu thập 4.676 tác phẩm từ 40 nghệ sĩ khác sĩ. Những người dùng đã mua bộ tác phẩm NFT này cũng có thể truy cập trang chính thức của công ty báo này mà không bị hạn chế cho đến khi kỷ niệm 100 năm thành lập báo tuần "Time"

CNN đã khởi động một dự án NFT có tên "Change Our Moments", dự án này có mục đích chuyển đổi những khoảnh khắc lịch sử mang tính đại biểu thành các tác phẩm kỹ thuật số có thể giao dịch sưu tầm. Làn sóng NFT đầu tiên do dự án này đưa ra bao gồm hai loại chính, mỗi loại có số lượng phát hành là 500, và giá trị của một loại là 25 USD.

Associated Press cũng sắp cho ra mắt một sàn giao dịch về tác nhiếp ảnh NFT. Đợt tác phẩm ảnh NFT đầu tiên sẽ ra mắt vào ngày 31/1, bao gồm ảnh của các phóng viên AP về các chủ đề : không gian, khí hậu và chiến tranh. Associated Press cũng lên kế hoạch trong việc phát hành các bức ảnh đoạt giải Pulitzer trong khoảng hai tuần một lần với số lượng có hạn  .

Dwayne Desaulniers, giám đốc cấp phép dữ liệu và blockchain tại AP Community cho biết“Trong khoảng 175 năm, các nhiếp ảnh gia của Associated Press đã ghi lại bao tin tức nóng trên toàn cầu bằng những hình ảnh sống động, và cho đến ngày nay những tấm hình ấy vẫn còn gây tiếng vang lớn,”

Các tác phẩm này sẽ được tạo trên Ethereum và sẽ được tiến hành giao dịch trên sàn Xooa, Người đứng đầu bộ phận tiếp thị của Xooa cho biết, lần hợp tác này sẽ trở thành "cầu nối giữa thế giới ảo và thế giới thực."

Các tổ chức thông tin truyền thông tham gia NFT sẽ nhận được những lợi ích gì?

Nhìn lại quá trình tìm hiểu lúc ban đầu về NFT,  hầu hết chúng đều là dừng chân ở mức thử nghiệm. Ví dụ, New York Times, Quartz, v.v. đã chuyển đổi các bản tin về NFT thành tác phẩm NFT; dần dần, đưa những tin tức có tính đại diện “NFT hóa ” đã trở thành mô hình chính. Ngày nay, các phương tiện truyền thông do Associated Press làm đại biểu đã bắt đầu tìm hiểu việc xây dựng các sàn giao dịch NFT và cố gắng tạo ra các sản phẩm NFT đa dạng hơn.

Vậy , đâu là yếu tố hấp dẫn các tổ chức thông tin truyền thông gia nhập NFT?

Trước hết, lợi nhuận trực tiếp nhất đố với các phương tiện truyền thông chính là giá trị doanh thu quảng cáo và doanh thu đấu giá trong việc xuất bản tác phẩm NFT. Hiện nay, ngành tin tức truyền thông đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nam, chính là không có đủ nhà quảng cảo sẵn sàng chi trả cho thông tin quảng cáo sản phẩm và không đủ người dùng chi trả trong việc đọc tin trả phí. Nhưng việc xuất bản tác phẩm NFT, tạo điều kiện cho các tổ chức truyền thông nhận được một mức lớn thu nhập từ việc sáng tác những thông tin có giá trị. Ví dụ, Associated Press đã tuyên bố số tiền thu được từ việc đấu giá các tác phẩm NFT, sẽ được sử dụng để đẩy mạnh những thông tin thật nhất và không gian dối.

Thứ hai, các phương tiện truyền thông sở hữu một số lượng lớn về các tác phẩm gốc và những thứ này có thể được chuyển đổi thành NFT giá trị, người trong nghành nhanh chóng nhận ra rằng đây là một con đường để kiếm tiền khả quan. Đặc biệt là những truyền thông lớn có tính độc đáo và lịch sử lâu đời, nội dung chất lượng đã tích lũy thành một quy mô lớn, điều này đã làm giảm chi phí gia nhập NFT. Quan trọng hơn,nhiều tác phẩm vốn là độc nhất vô nhị. Xét trên góc độ truyền tin, thuộc tính công chúng của những nội dung truyền thông này là rất mạnh mẽ, dường như không cần phải sưu tập; nhưng nếu chúng trở thành NFT, thì tính độc quyền và ý nghĩa kỷ niệm sẽ nên nổi bật hẳn lên,  Một nội dung NFT hóa đã mang lại cho các phương tiện truyền thông mức thu nhập thứ hai, và lần thy nhập này sẽ vượt xa đơn giá khi phát hành lần đầu.

Thứ ba, NFT đã cung cấp giải pháp tốt cho quyền sở hữu các nội dung tin tức kỹ thuật số. Jarrod Dicker, phó chủ tịch kinh doanh của The Washington Post, tin rằng: "Giá trị của NFT sẽ mang toàn bộ quyền sở hữu về nghành truyền thông, mang lại nhiều giá trị cho các cá nhân và tác phẩm mà họ tạo ra, ngoài việc có thể thu lợi nhuận mà còn kiểm soát việc sử dụng nội dung, bao gồm cả cấp phép và phân phối. ”

Ví dụ: trên nhiều sàn mạng, các tổ chức thông tin truyền thông không thể chiếm ưu thế trong việc chia sẻ lại các bài báo tin tức. Và xảy ra nhiều trường hợp, phần lớn doanh thu lưu lượng truy cập đều bay về túi của trang mạng thông tin. Vì thế, việc phát triển các sản phẩm NFT độc nhất đã trở thành một cách quan trọng để các tổ chức thông tin truyền thông tăng  thêm thu nhập . Ranh giới mua bán các sản phẩm tin tức sẽ dễ dàng được nhận biết hơn, và không còn mơ hồ như ngày xưa.

Cuối cùng, việc bán NFT cũng giúp tăng cường sự kết nối giữa các công ty thông tin truyền thông với người dùng. Khi mọi người mua sản phẩm thông tin tin tức NFT, họ sẽ mua các chuyên mục văn bản và ảnh chụp rất khó sao chép, và ở một mức độ nhất định, những thứ này sẽ trở thành một đại diện cho thân phận, cũng là một bằng chứng về mối liên kết giữa các cá nhân và tổ chức thông tin truyền thông.

Trước đây, mối quan hệ giữa giới truyền thông và người dùng cũ là tương đối yếu thế. Việc tổ chức một cuộc họp trao đổi trực tiếp hoặc thực hiện các hoạt động cộng đồng sẽ rất tốn công sức. Ngược lại, nếu như có một ai đó muốn chứng minh rằng mình là thành viên lâu dài của một công ty truyền thông nào đó, đây cũng là một điều khó khăn. Trong bối cảnh đó, giao dịch các sản phẩm thông tin tin tức NFT  đã trở thành một cách để giới truyền thông xây dựng mối quan hệ bền chặt với người dùng.

Hiện tại, sản phẩm NFT của các tổ chức thông tin truyền thông cũng đang mở rộng thêm nhiều trường hợp ứng dụng. Ví dụ, “Vogue” tại Singapore đã phát hành 15 sản phẩm thời trang NFT như "váy lửa"… , người dùng có thể sử dụng sản phẩm này trong một game thời trang có tên là Altava. Người thắng cuộc cũng sẽ nhận được một chứng chỉ kỹ thuật số, cùng với bản phác thảo của chiếc váy NFT do giám đốc sáng tạo thiết kế.

Đối với các ngành xuất bản và truyền thông, việc tung ra các sản phẩm NFT chỉ là bước đầu tiên trong việc xây dựng một chuỗi giá trị sinh thái dựa trên công nghệ blockchain. Trong tương lai, NFT với các thuộc tính như sưu tầm, bảo toàn giá trị và lưu thông …, dự kiến ​​sẽ được kết hợp với nhiều trường hợp ứng dụng tin tức hơn.

 

Khi phát triển NFT tin tức, liệu có đúng là không phát sinh điểm khó?

Có rất nhiều lợi thế khi các tổ chức tổ chức thông tin truyền thông tham gia vào thị trường NFT, nhưng liệu việc dấy thân vào làn sóng NFT có phù hợp cho tất cả các tổ chức thông tin truyền thông không? Những cái khó nào cần được biết trước?

Thứ nhất, thị trường NFT vẫn chưa trưởng thành. Đằng sau số lượng các buổi đấu giá ngày càng tăng, kéo theo đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường sưu tầm kỹ thuật số đáng được theo dõi liên tục. Nhiều nhà sưu tầm coi NFT là một khoản đầu tư sinh lợi, giống như Bitcoin ngay xưa, làm tăng thêm nhân tố không chắc chắn do đầu cơ và giả tạo. Giá trị thực tế của hầu hết các sản phẩm tin tức thông tin NFT rất khó đo lường, và rất dễ sa chân vào hố sâu một cách mù quáng. Ngoài ra, có một số sàn NFT xuất hiện  lỗ hổng bảo mật. ( Ví dụ như việc tạo Moxie trên trang OpenSea vào ngày 7 tháng 1)

Thứ hai, giống như tiền kỹ thuật số, việc tiêu thụ năng lượng của chuỗi ngành NFT cũng bị chỉ trích. Hiện tại, hầu hết các giao dịch NFT chủ yếu được thực hiện trên Ethereum. Trong các cuộc đấu giá, nhằm cho phép các thợ mỏ xử lý nhanh các giao dịch trước tiên, người đấu giá cần phải trả một khoản "phí GAS" cao để hỗ trợ các thợ mỏ trên khắp thế giới cạnh tranh về sức tính toán. Quá trình này sẽ tiêu tốn rất nhiều điện và tăng khí thải.

Mặc dù có nhiều ý kiến ​​khác nhau chỉ ra rằng mức tiêu thụ năng lượng của NFT không quá mức như tưởng tượng, và với sự phát triển của công nghệ, mức tiêu thụ năng lượng sẽ giảm hơn nữa, nhưng vẫn còn rất nhiều tranh cãi về vấn đề này. Đối với các tổ chức truyền thông lớn trên xã hội, ý thức đạo đức của họ về các vấn đề như bảo vệ môi trường và năng lượng có thể cao hơn so với các doanh nghiệp thông thường.

Thứ ba, các cuộc đấu giá sinh lợi đã thu hút nhiều sự chú ý, nhưng ngưỡng cửa phát hành thông tin tin tức NFT có vẻ cao. Từ New York Times đến Associated Press, từ Fox đến báo tuần “thời đại”, các sản phẩm thong tin tin tức NFT tương đối nổi tiếng ở nước ngoài đều do các tập đoàn truyền thông lớn phát hành, và chỉ những cơ sở này mới có đủ năng lực để sản phẩm thông tin trở thành NFT hóa. Do đó, ở giai đoạn này, NFT có thể không phải là một cái mới cho làm toàn bộ nghành báo chí truyền thông tăng doanh thu, đặc biệt đối với các phương tiện truyền thông có quy mô nhỏ, do đó tỷ lệ đầu vào - đầu ra cần được cân nhắc kỹ lưỡng khi triển khai NFT.

Cuối cùng, các tổ chức thông tin truyền thông phát hành NFT có thể làm giảm uy tín và quyền hạn của chính họ. Hành động phát hành sản phẩm NFT của các tổ chức truyền thông là đang sử dụng cái tên của riêng mình để chứng thực nền kinh tế mã hóa.

Khi các tổ chức thông tin truyền thông trở thành người tạo ra NFT, liệu họ có thể bình tĩnh nhìn vào những chiêu trò gian lận và lừa đảo tài chính trong thời kỳ bùng nổ NFT không? Trước đó, các phương tiện truyền thông tin tức lớn đã chỉ trích NFT và tiền điện tử. Ví dụ, dưới dòng tweet của CNN thông báo về việc bán NFT, nhiều người dùng lại quay sang châm biếm rằng CNN đang sử dụng nó để kiếm tiền và ăn bám.


Hiện tại, một số tổ chức thông tin truyền thông đã đạt được tiến bộ lớn trên con đường "NFT hóa", điều này đã thúc đẩy việc kết hợp giá trị nghành tài chính và giá trị truyền thông của nội dung kỹ thuật số ở một mức độ nhất định, cho phép các tổ chức thông tin truyền thông có được khoản thu thứ hai phong phú về chất lượng nội dung trang thông tin. Tuy nhiên, các tổ chức thông tin truyền thông vẫn nên thận trọng và chu đáo hơn so với các đơn vị doanh nghiệp nói chung khác trong việc phát triển thị trường NFT.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể hiểu thêm được một phần về NFT, nếu bạn là một người cuồng NFT, hoan nghệnh bạn tham gia những GROUP thảo luận để chia sẻ nhé

留言

這個網誌中的熱門文章

THỜI BUỔI NGÀY NAY, KHÁCH SẠN CŨNG PHẢI LÀ NFT ĐẤY

METAVERSE CÓ THỂ ĐÓNG GÓP HÀNG NGHÌN TỶ USD TRONG MỘT THẬP KỶ

CHUYỆN LẠ: ẢNH TỰ CHỤP CỦA SINH VIÊN INDONESIA ĐẠT DOANH THU NFT 1 TRIỆU USD